Mục tiêu của chúng tôi
The Asia Institute không chỉ tập trung nghiên cứu châu Á thông qua các hội thảo và báo cáo mà còn tiến đến nghiên cứu ở mức độ sâu hơn bằng việc tăng cường thảo luận với các bên hữu quan (stakeholders) ở cấp độ toàn châuÁ, về các vấn đề thời sự hiện nay: môi trường, tác động của công nghệ đối với xã hội, tương lai của thế hệ thanh niên và sự thay đổi bản chất các mối quan hệ quốc tế. The Asia Institute thật sự là một “think tank” (viện tư vấn chính sách) toàn châu Á theo đúng nghĩa. The Asia Institute xem việc duy trì quan điểm cân bằng về những vấn đề thời sự đương đại là ưu tiên hàng đầu, đồng thời cân nhắc đến những vấn đề đang nhận được sự quan tâm của tất cả các bên hữu quan (stakeholders) toàn khu vực. Các bên hữu quan này bao gồm từ chuyên gia kĩ thuật, nhà hoạch định chính sách cho đến các cộng đồng địa phương – vùng miền và kể cả học sinh. Chúng tôi cung cấp một không gian khách quan, nơi diễn ra những thảo luận quan trọng về xu thế hiện tại trong công nghệ, quan hệ quốc tế, kinh tế và môi trường. Cụm từ “không gian khách quan” (objective space) mang ý nghĩa là một diễn đàn mở mà tất cả mọi người đều có quyền tham gia. Sự phát triển kinh tế và hội nhập ở châu Á đang tăng trưởng với tốc độ đáng kể cả về thương mại, công nghệ và tài chính. Châu Á không còn đơn thuần là nơi tập trung sản xuất mà đã trở thành trung tâm chiến lược toàn cầu về văn hóa và trí thức. Tuy nhiên, bất kể vai trò đang lớn dần của châu Á trên sàn địa- chính trị, vẫn còn tồn tại chênh lệch nghiêm trọng giữa tốc độ hội nhập ấn tượng về hậu cần, năng lượng, tài chính và sự trì trệ trong việc tiến tới những ưu tiên chung lâu dài về giao lưu tri thức và văn hóa cộng đồng. The Asia Institute chuyên sâu vào việc tăng cường những thảo luận sâu sắc giữa các cư dân châu Á về những vấn đề thời sự quan trọng, song song với việc tập trung phát triển trên lĩnh vực thương mại và tài chính. Vì vậy, những phân tích và tranh luận khách quan vượt qua biên giới quốc gia nhằm gắn kết các bên hữu quan (stakeholders) toàn châu Á là nhu cầu rất cấp thiết. Hoạt động của chúng tôi The Asia Institute đã tiến hành nhiều chương trình quy mô trên các lĩnh vực văn hóa, xã hội, quan hệ quốc tế và an ninh trong 7 năm vừa qua, tuy nhiên, những vấn đề trọng tâm chúng tôi hướng đến là tác động của công nghệ đối với xã hội, khủng hoảng môi trường, mối quan tâm đến thanh niên và phụ nữ, sự biến đổi bản chất quan hệ quốc tế cùng hệ quả của nó trong giáo dục, truyền thông và kinh doanh. The Asia Institute tập trung vào việc thúc đẩy hợp tác có lợi trên phạm vi toàn châu Á, chúng tôi vẫn liên tục tìm kiếm những cơ hội mới cho cácdiễn đàn. Chúng tôi sở hữu kinh nghiệm và kiến thức sâu rộng về Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc và Mỹ. Ngoài ra, chúng tôi cũng đã tiến hành nhiều chương trình với các quốc gia Nam Á, Trung Đông, Trung Á, Đông Nam Á, Châu Phi và Nam Mĩ. Chúng tôi tin tưởng vào việc thúc đẩy hợp tác có lợi lâu dài để đáp ứng những thách thức của thời đại. Chúng tôi đã và đang gắn kết những cá nhân và cộng đồng cùng nhau thành một đội ngũ làm việc hiệu quả, nhằm thẩm định những vấn đề mới, đưa ra những giải pháp sáng tạo và khả thi, cũng như tiến hành áp dụng chúng trên toàn thế giới thông qua mạng network toàn cầu vững mạnh. Tại The Asia Institute, chúng tôi tập trung vào việc sáng tạo ra không gian mới, nơi chúng ta có thể tiến tới thống nhất về những vấn đề chung và tập hợp những cổ đông trên toàn châu Á. Các chương trình của The Asia Institute luôn tập trung vào giới trẻ ở mọi giai đoạn, tạo cơ hội cho họ góp phần thiết lập các chính sách ưu tiên của chúng tôi, truyền đạt những mối quan tâm của họ trực tiếp với các nhà hoạch định chính sách và chuyên gia trong mọi sự kiện, cũng như khuyến khích họ tham gia vào nhiều hoạt động ý nghĩa. Tuy nhiên, sự thật đáng buồn là mặc dù các chuyên gia có nhiều điều cần học hỏi từ kinh nghiệm của thanh niên, cũng như giới trẻ phải học hỏi từ các chuyên gia, cuộc đối thoại đôi khi không thể tránh khỏi là cuộc đối thoại đơn phương. Ngoài ra, chúng tôi cũng đang xây dựng nhiều cầu nối toàn châu Á với mục đích kết nối giới trẻ với những nhà lãnh đạo và chuyên gia. The Asia Institute đã chuẩn bị nhiều báo cáo cho Viện nghiên cứu Khoa học Sinh học và Công nghệ Sinh học Hàn Quốc (KRIBB), Viện Địa chất và Vật chất Hàn Quốc (KIGAM), Viện An toàn Hạt nhân Hàn Quốc (KINS), Trường Đại học Quốc gia Seoul và Viện nghiên cứu Tiêu chuẩn và Khoa học Hàn Quốc (KRISS). Chúng tôi đã tiến hành nhiều hội nghị, báo cáo cũng như tổ chức hội thảo cho Bộ Ngoại giao Hàn quốc, Bộ Thống nhất (Hàn Quốc), Đại học Tsukuba, KAIST, ETR (Viện nghiên cứu Điện tử Viễn thông), Đại học Yale khu vực phía Tây, các cơ sở giáo dục khác, các tổ chức chính phủ và phi chính phủ. The Asia Institute đang tập trung và tăng cường hợp tác cùng các nhà nghiên cứu, giáo sư và các trung tâm giáo dục, với mục đích thu hút các chuyên gia và các bên hữu quan toàn thế giới cùng xem xét những vấn đề thời sự quan trọng và đề ra những giải pháp khả thi. Nghiên cứu của chúng tôi nhằm đưa ra các đánh giá khách quan và khả thi, đưa đề xuất đến những nhà hoạch định chính sách và cư dân toàn cầu. Những nghiên cứu này được thực hiện dưới hình thức báo cáo, phát biểu, xã luận, hội thảo và video. Nghiên cứu của chúng tôi được thực hiện bởi nhiều chuyên gia, nhằm tìm ra những lý giải hợp lí cho các nhà quản lí cũng như xây dựng những giải pháp khả thi. Một số tài liệu, sách trắng (white papers), và báo cáo về những vấn đề thời sự đương đại do The Asia Institute xuất bản đã được dịch ra nhiều ngôn ngữ khác nhau để đáp ứng số lượng độc giả đông đảo ở cả quy mô quốc tế và địa phương. Nguyên tắc của chúng tôi
Vấn đề mà chúng ta đối mặt ngày nay, từ khủng hoảng môi trường đến sự chênh lệch giàu nghèo sâu sắc, chỉ có thể được giải quyết bằng việc khởi xướng một quán sát triệt để trong chính chúng ta, nhằm xây dựng những giải pháp mới mẻ và lâu dài. Chỉ khi chúng ta nhận dạng sự đói khát tinh thần và bất an tâm lý- nguyên nhân của việc tiêu dùng không kiềm chế hoặc những xung đột dữ dội, khi đó, chúng ta mới có thể bắt đầu tìm ra những lời giải lâu dài. Như Albert Einstein từng phát biểu, “Chúng ta không thể giải quyết vấn đề bằng việc sử dụng cùng một lối suy nghĩ khi chúng ta gây ra nó.” Qua nhiều nghiên cứu và nỗ lực, chúng tôi nhận ra rằng sự mâu thuẫn đã gây nên cuộc khủng hoảng hiện tại nằm sâu trong bản chất nội tại của mỗi chúng ta. Chẳng hạn, đề án Fukushima của chúng tôi đã xây dựng một diễn đàn toàn cầu, nơi trưng cầu ý kiến từ các nhà chuyên môn toàn thế giớ dưới các hình thức khác nhau, nhằm tìm ra giải pháp cho những nguy cơ và thách thức gây ra bởi thảm họa hạt nhân Fukushima. Trong quá trình này, chúng tôicũng đã tiến đến thỏa thuận về những hợp tác mới trong chính sách, công nghệ và phân tích kinh tế. Cuộc thảo luận cũng đề cập đến những thách thức về mặt triết học và tinh thần, gây ra bởi sự biến đổi công nghệ nhanh chóng, đối với chúng ta và thế hệ tương lai Cuối cùng, The Asia Institute tập trung vào cuộc đàm thoại với các bên liên quan trên toàn châu Á, về tương lai của chính châu lục này. Chúng tôi thảo luận về việc làm thế nào châu Á có thể vượt lên sự cạnh tranh địa – chính trị truyền thống và hình dung một châu Á đang trong quá trình hội nhập với nhiều chân trời mới. Chúng tôi cũng đã đưa ra đề xuất cụ thể về việc thiết lập kiến trúc an ninh xung quanh những phản hồi về biến đổi khí hậu, bởi vì “sự thiết lập thông tin” để đáp lại những khủng hoảng hiện tại – hệ quả của sự biến đổi nhanh chóng trong công nghệ truyền thông và hệ thống công nghệ mới, đồng thời thúc đẩy cộng tác quốc tế và hợp tác P2P (Peer to Peer- Hợp tác đồng đẳng) khắp châu Á và thế giới sẽ khuyến khích sự tương tác tự do giữa những bên liên quan, qua đó, góp phần tích cực vào việc sáng tạo tri thức và hàng hóa/ dịch vụ hướng đến “giá trị sử dụng” thay vì “giá trị thị trường”, nhằm rút ngắn chênh lệch kinh tế và thúc đẩy sự cấp quyền ở mức cơ sở. Chúng tôi đã có nhiều tranh cãi và thảo luận về việc thống nhất những quan điểm của các chuyên gia từ Trung Đông hay Đông Nam Á đến vấn đề hợp nhất Bán đảo Triều Tiên. Chúng tôi cũng bàn về phương thức để các nhà sinh thái, nghệ sĩ hay triết học gia có thể đóng góp tích cực trong hội nhập toàn cầu về thương mại, tài chính và những lĩnh vực khác. Lời chào từ Giám đốc EMANUEL YI PASTREICH
The Asia Institute là một “think tank” (viện đầu tư chính sách) được thiết kế cho việc tương tác và trao đổi mở của thế hệ mới toàn thế giới, những người cùng chia sẻ trí thức để giải quyết thách thức thời đại một cách toàn diện. Tất cả mọi người đều được chào đón và được khuyến khích để đưa ra những đề xuất liên quan đến phương hướng và trọng tâm nghiên cứu của The Asia Institute. Chúng tôi không có ý định phân phối tri thức của một phương Tây “tiên tiến” đến một châu Á “đang phát triển” mà chúng tôi chỉ chủ trì một cuộc đối thoại công bằng và bình đẳng về tương lai của nhân loại. The Asia Institute đang tích cực tìm kiếm những ý kiến, ủng hộ từ các cá nhân, cơ sở giáo dục toàn châu Á và thế giới về những vấn đề thời sự, như biến đổi khí hậu, sự phát triển nhanh chóng của công nghệ, sự biến đổi bản chất quan hệ quốc tế trong thời đại hội nhập xã hội, sản xuất, hậu cần. Trong suốt 7 năm qua, The Asia Institute đã tạo ra không gian mới cho những thảo luận thẳng thắn và nghiên cứu vì ích lợi chung, bao gồm các dự án với đại học Tsukuba và diễn đàn 3D của Đại học này, Học viện Chính sách Khoa học và Công nghệ Hàn quốc, Học viện Quốc gia Nghiên cứu Môi trường Nhật Bản, Công nghệ Georgia, Viện Nghiên cứu Khoa học Sinh học và Công nghệ Sinh học Hàn Quốc, Trung tâm Công nghệ chế tạo Nano quốc gia, KAIST, Học viện cấp cao về Hội nhập Công nghệ Đại học quốc gia Seoul, The Ecocity Builders, Viện Khoa học Địa chất và Vật chất Hàn Quốc, Viện Tiêu chuẩn và Khoa học Hàn Quốc, Hội Liên hiệp Phụ nữ về Khoa học và Công nghệ, Tiêu điểm Chính sách Ngoại giao, Tổ chức P2P và Trung tâm Quốc tế về Mẫu hình Trái Đất. Những hội nghị, hội thảo, báo cáo chính sách, báo cáo nghiên cứu, xã luận đã được xuất bản thành nhiều ngôn ngữ khác nhau. Chúng tôi sáng lập The Asia Institute năm 2007 để đáp ứng nhu cầu về việc xây dựng một không gian cho các bên hữu quan khắp châu Á trao đổi quan điểm về ảnh hưởng dài hạn của biến đổi xã hội- công nghệ trong thời đại hội nhập chưa từng thấy của toàn châu lục. Chúng tôi nhận thấy rằng chúng tôi thật sự rất cần sự quan tâm giúp đỡ, cộng tác từ các cá nhân nhằm góp phần hoàn thiện cơ cấu ngày càng tinh vi và chặt chẽ trong nghiên cứu, quản trị cũng như hoạch định chính sách nhằm mục tiêu tăng cường sự hội nhập trong lĩnh vực hậu cần và cung cấp năng lượng. The Asia Institute vừa qua đã tổ chức cuộc họp Daejeon (phiên họp tổng thể lần thứ 12) của Khu vực Mở Giới hạn Vũ khí Hạt nhân cho Đông Bắc Á (LNWFZ-NEA) vào tháng 10/ 2008,đỉnh điểm của những nỗ lực sâu rộng nhằm xây dựng một Đông Bắc Á an toàn, thông qua nhiều hội thảo giữa các chuyên gia và viên chức chính phủ về khu vực Hạt nhân tự do. Cuộc họp LNWFZ-NEA đã thu hút nhiều học giả, đại sứ và các nhà tham mưu khắp thế giới cùng thảo luận và đưa ra các đề xuất cụ thể, thực tiễn nhằm giới hạn vũ khí hạt nhân ở Đông Bắc Á. Thành viên tham dự bao gồm cả cựu trợ lí Ngoại trưởng Mĩ, Robert Gallucci. Tập trung vào khủng hoảng môi trường hiện là ưu tiên chính của The Asia Institute. Chúng tôi đã thiết lập Diễn đàn Môi trường Daejeon vào 2008, đưa các chuyên gia ở bộ phận nghiên cứu Daedeok Hàn Quốc lại cùng nhau, nhằm thảo luận về những nỗ lực cho phát triển công nghệ vững chắc và lâu dài. Chính quyền thành phố Daejeon đã chính thức công nhận Diễn đàn Môi trường Daejeon, và chúng tôi đã phối hợp điều hành chương trình này thành công trong 2 năm. Trong một chuyến công tác, một nhóm nghiên cứu của Diễn đàn đã ghé thăm thủ đô Washington D.C. và Phó Chủ tịch của Học viện KAIST- Yang Jiwon ở CSIS. Diễn đàn cũng thiết lập quan hệ với thành phố Tsukuba, Palo Alto, Đại học Tsukuba và Đại học Stanford nhằm hướng đến cộng tác trong công nghệ môi trường. The Asia Institute đã phối hợp cùng đại học Tsukuba thành lập Diễn đàn 3E Toàn cầu (Environment, Energy, Economy- Môi trường, Năng lượng, Kinh tế) để tổ chức hội thảo ở Daejeon (5/2009) và Thẩm Quyến (7/2009), thu hút nhiều chuyên gia từ Trung, Nhật, Hàn. Hội quán Quốc tế A 3E được tổ chức ở Hàn Quốc vào tháng 8 năm 2009 đã thu hút đông đảo giới thanh niên, cùng thảo luận về biến đổi khí hậu và tiềm năng hợp tác toàn cầu. Sinh viên từ Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc và các quốc gia khác đã đến thăm nhiều Viện Nghiên cứu như KRIBB, KIER và KAIST, nói chuyện với các nhà chuyên môn và tổ chức hội thảo về chương trình liên kết Môi trường Liên Hợp Quốc. The Asian Institue cũng phác thảo đề án về một Liên minh Môi trường giữa các đô thị, hiện đã được phát hành rộng rãi ra nhiều ngôn ngữ và nhận nhiều phản hồi tích cực ở Palo Alto, Tsukuba, Nhật Bản, và Thẩm Quyến (Trung Quốc). Một đề xuất từ cá nhân tôi và ông John Feffer về tái xây dựng thành phố Văn Xuyên thành đô thị sinh thái kiểu mẫu sau khi thành phố này bị thiệt hại nặng bởi động đất đã được dịch ra tiếng Trung Quốc và xuất bản trên China News. The Asia Institute phấn đấu thúc đẩy hợp tác khoa học và công nghệ giữa các quốc gia châu Á, chủ trì những cuộc đàm phán cho MOU trong hợp tác chế tạp nano giữa Trung tâm Chế tạo Nano Quốc gia Hàn Quốc (một trong những cơ sở nghiên cứu hàng đầu thế giới) và Liên minh Nano Ấn Độ. Chúng tôi đã tổ chức Diễn đàn Kinh doanh Ấn-Hàn, hội nghị “Cơ hội mới trong Cộng tác khoa học Hàn Quốc và Ấn Độ” (1/2010), một sự kiện tập trung nhiều nhà chuyên môn Hàn Quốc và Ấn Độ, thúc đẩy sự hợp tác chặt chẽ giữa hai quốc gia. Những sự kiện tương tự cũng được tổ chức với các viện nghiên cứu từ Hoa Kì, Phần Lan, Đức, Nhật Bản và Trung Quốc. The Asia Institute đã và đang đảm nhận hàng loạt những dự án nghiên cứu quy môn lớn với các Học viện và trung tâm nghiên cứu chính của chính phủ Hàn Quốc. Những dự án chính của của chúng tôi bao gồm:
- Nghiên cứu về cộng tác toàn cầu y sinh của Đại học Quốc gia Seoul và nghiên cứu về vai trò lãnh đạo của Hàn Quốc trong việc thúc đẩy hoạt động của phụ nữ trong các kĩnh vực khoa học WISET (Women in Science, Engineering and Technology- Phụ nữ trong Khoa học, Kĩ thuật và Công nghệ) vào năm 2012-2013
- Nghiên cứu Mô thức (paradigms) Cộng tác quốc tế giữa Hoa Kì và Hàn Quốc cho AICT (Học viện cấp cao về Hội nhập Công nghệ ) củaTrường Đại học Quốc gia Seoul năm 2012
- Hai dự án nghiên cứu về hội nhập công nghệ trên quy mô toàn cầu cho KRISS (Viện Nghiên cứu Tiêu chuẩn và Khoa học của Hàn Quốc) vào năm 2012.
- Nghiên cứu về năng lượng hạt nhân Đông Nam Á với KINS (Học Viện Hàn Quốc về an toàn Hạt nhân) vào năm 2011..
- Nghiên cứu về Công nghệ thu giữ – lưu trữ carbon và Tiềm năng cho KIGAM (Viện Khoa học Địa chất Hàn Quốc) vào năm 2010.
- Hai nghiên cứu về chiến lược cộng tác quốc tế Công nghệ sinh học cho KRIBB (Viện nghiên cứu Sinh học và Công nghệ sinh học Hàn Quốc) vào năm 2008-2009.
The Asia Institute đã sáng lập Chương trình Hội Nhập Công nghệ vào tháng 7 năm 2010 để đáp ứng yêu cầu từ Hiệp hội Hội nhập Công nghiệp Hàn Quốc. Tôi được bổ nhiệm làm cố vấn cho Hiệp hội Hội nhập Công nghiệp Hàn Quốc vào tháng 10/2010, vì thế, The Asia Institute tập trung vào những tranh luận liên quan đến hợp tác quốc tế trong hội nhập công nghệ nano, công nghệ sinh học và công nghệ thông tin. Chúng tôi đã thành lập Diễn Đàn Hội nhập toàn cầu cùng Viện nghiên cứu Tiêu chuẩn và Khoa học Hàn Quốc vào 12/2010, tổ chức nhiều hội thảo và xuất bản nhiều báo cáo quan trọng. Chúng tôi đang hợp tác chặt chẽ với Viện nghiên cứu Cấp cao về Hội nhập Công nghệ Đại học Quốc gia Seoul, Viện Công nghệ Massachusetts, Đại học Yale và Đại học llinois, Urbana-Champaign đảm nhận một nghiên cứu về cộng tác quốc tế trong hội nhập công nghệ. Chúng tôi cũng đã làm việc với Tạp chí Kinh doanh Hàn Quốc và Google Hàn Quốc nhằm phát triển một loạt hội thảo liên tiếp về ITC của Hàn Quốc và tiềm năng của nó trong tương lai. The Asia Institute hiện tại đang tiến hành chuỗi hội thảo về vai trò toàn cầu mới của Trung Quốc (phần lớn được tổ chức ở Trung Quốc). Những thảo luận này được tổng kết thành nhiều báo cáo và sắp tới sẽ được tóm tắt thành sách bằng tiếng Trung Quốc. Chúng tôi phối hợp với Viện Arirang hỗ trợ tiến hành những hội thảo về tình hình thống nhất của bán đảo Triều Tiên, tập hợp các chuyên gia từ Quan hệ Quốc tế, An ninh, Kinh doanh và Nhân văn, nhằm thảo luận tầm quan trọng kinh tế, xã hội, an ninh của sự thống nhất Triều Tiên đối với Đông Á. Trong thời gian gần đây, chúng tôi cũng tổ chức nhiều chuỗi hội thảo và dự án nghiên cứu liên quan đến Công nghệ Thông tin và Truyền thông (ICT), được tổng kết thành “Luật Thông tin” về tương lai của công nghệ thông tin và quản trị toàn cầu và được đề xuất bổ sung vào sách trắng. Đề án được tóm tắt trên trang Huffington Post và phát biểu tại hội nghị do Bộ Khoa học, ICT và Kế hoạch tương lai của Hàn Quốc tổ chức. Hội nghị cũng đề cao những đóng góp của cá nhân tôi và chuyên gia nổi tiếng thế giới về “Singularity”, Ray Kurzweil, hiện là giám đốc kĩ thuật của Google. Gần đây hơn, The Asia Institute đã cân nhắc về giải pháp nhằm biến mạng lưới xã hội trở thành Diễn đàn cho quản trị toàn cầu của thế hệ tương lai. Khủng hoàng môi trường gây ra bởi thảm họa hạt nhân Fukushima Daiichi hiện là tiêu điểm của một dự án nghiên cứu đang tiến hành tại The Asia Institute, bao gồm hơn 30 chuyên gia và nhiều nghiên cứu chuyên đề, tập trung về những vấn đề của Nhật Bản và nhiều mối quan ngại khác của cư dân toàn cầu. Một trong những báo cáo của dự án đã được Viện nghiên cứu Chính sách Đối ngoại xuất bản. Đây được xem là một trong 10 bài báo cáo xếp hạng cao nhất năm 2013 và những đề xuất chi tiết hơn sẽ được phát hành thành sách trắng tháng 6/ 2014.
“Sự thúc đẩy phát triển công nghệ trong thời điểm biến đổi khí hậu đặt ra nhiều nghi vấn về những nhận định cơ bản của chúng ta về môi trường, xóa đi những ảo tưởng, nhận thức mà chúng ta nghĩ về chính mình, về nhu cầu, khát vọng của chúng ta cũng như về sự vận hành của thế giới xung quanh. Trong xã hội toàn cầu hóa, hậu cần, truyền thông, siêu máy tính vàcông nghệ thương mại đã kéo chúng ta lại cùng nhau nhanh hơn việc chúng ta có thể xây dựng mạng lưới nhân lực cần thiết để đáp ứng cho sự phát triển đó, đặc biệt là ở châu Á. Vì thế, chúng tôi đảm nhận trọng trách chỉ có một lần trong 600 năm: đó chính là sáng lập ra những cơ sở giáo dục nhằm duy trì tương lai của nhân loại”
Emanuel Pastreich Giám đốc The Asia Institute